Thời tiết nắng nóng, cơ thể tự điều hòa thân nhiệt bằng cách tiết mồ hôi ra lòng bàn tay và chân cùng một số nơi khác. Đây là một cơ chế tự nhiên, tuy nhiên, nếu tiết ra quá nhiều và thường xuyên thì được xem là một bệnh lý.

Tình trạng này gây nên một số bất lợi cũng như tâm lý không tốt cho người mắc phải. Để khắc phục, hiện nay có rất nhiều phương pháp. Tham khảo bài viết dưới đây để biết chi tiết nhé!
Nội dung
Bệnh ra mồ hôi tay chân
Bệnh ra mồ hôi tay chân nhiều là gì?
Bệnh ra mồ hôi tay chân là tình trạng lòng bàn tay và chân ướp nhẹp, trơn trượt suốt cả ngày. Khi mắc phải, người bệnh thường có tâm lý ngại giao tiếp, các hoạt động trong cuộc sống cũng bị cản trở và gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân
Có 2 nguyên nhân gây nên bệnh ra mồ hôi tay chân nhiều, đó là:
Do thứ phát từ một bệnh khác: Nếu bạn bị một số bệnh như rối loạn nội tiết, ung thư thận hay sau đợt điều trị bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng, người mắc bệnh tiền mãn kinh… thì đều có nguy cơ cao mắc chứng ra mồ hôi nhiều.
Và do rối loạn thần kinh giao cảm: Khi thần kinh giao cảm bị rối loạn sẽ kích thích tuyền mồ hôi hoạt động mạnh. Do đó, tay chân thường ướt nhẹp.

Biểu hiện
Người mắc bệnh ra mồ hôi tay chân nhiều thường có một số biểu hiện bên ngoài như sau:
-Lòng bàn tay, bàn chân luôn ẩm ướt hoặc thâm chí là nhỏ giọt như vừa ngâm từ trong một thau nước ra.
-Lớp tế bào chết ở tay luôn bị bong tróc.
-Da tay trắng bợt, nhợt nhạt.
-Lòng bàn tay lạnh.
Cách khắc phục bệnh ra mồ hôi tay chân nhiều
Các bài thuốc dân gian
Muối
Muối là một gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Chúng giúp món ăn thêm phần đậm đà. Một ngày, cơ thể chúng ta cần có tối thiếu 500 mg muối, nếu thiếu thường xuyên thì có thể dẫn đến một số hậu quả như: phù não, mạch yếu, phản xạ chậm, biếng ăn hay hôn mê…
Muối có thể giúp bạn khắc phục được tình trạng ra mồ hôi tay chân nhiều. Bởi vì, trong muối có chứa các chất “ăn” nước. Để sử dụng muối khắc phục bệnh lý này, bạn có thể thực hiện theo 3 cách dưới đây:

Cách 1: Chuẩn bị một chậu nhỏ, đổ nước lạnh vào khoảng 1/3 chậu. Sau đó, hòa thêm nước nóng để tạo nước ấm. Cho khoảng 20g muối sạch vào và đánh tan. Tiến hành ngâm chân trong hỗn hợp trên khoảng 30 phút, mỗi ngày 2 lần sáng tối.
Cách 2: Cho muối vào một cái chảo, đặt lên bếp và rang nóng. Cho tay vào hơ, tình trạng mồ hôi tay chân sẽ được khắc phục tạm thời.
Cách 3: Ngoài 2 cách trên, bạn cũng có thể cho muối hạt vào một chiếc khăn xô trẻ em rồi chườm trực tiếp lên lòng bàn tay, bàn chân thì tình trạng đổ mồ hôi nhiều cũng được khắc phục.
Lá lốt
Lá lốt là một loại cây quen thuộc đối với người dân Việt. Ở quê, người dân hay trồng chúng quanh nhà để sử dụng như một nguyên liệu trong các món ăn hằng ngày hoặc dùng chữa bệnh.
Lá lốt có thể chữa được bệnh ra mồ hôi tay chân nhiều. Bởi vì, theo các bác sĩ, trong lá và thân cây lốt có chứa chất beta-caryophylen, còn rễ có benzylaxetat. Đây là những chất có công dụng tuyệt vời trong việc ức chế tuyến mồ hôi hoạt động quá mức.

Để sử dụng lá lốt chữa chứng mồ hôi ra nhiều, bạn có 3 phương pháp:
Thứ nhất, ăn lá lốt: Nếu bạn hoặc các thành viên trong gia đình mắc chứng ra mồ hôi tay chân nhiều và muốn chữa khỏi thì trong các bữa ăn, hãy thường xuyên bổ sung lá lốt. Từ lá lốt bạn có thể chế biến được rất nhiều món ăn như: thịt bò xào hoặc cuốn lá lốt, thịt heo, ốc hoặc cà pháo xào lá lốt, trứng tráng lá lốt, lá lốt nấu canh trai hay canh mít non nấu cùng lá lốt..
Thứ hai, sắc nước uống: Lá lốt sau khi mua về, bạn ngắt từng lá ra khỏi thân, thân chặt thành từng khúc từ 5-7cm. Sau đó, đem rửa sạch cả thân lẫn lá.
Sau khi rửa sạch, bạn đem chúng ra phơi giữa trời nắng to cho đến khi tái. Sau đó, cho vào chảo sao vàng. Khi lá và thân lốt đã chuyển sang vàng, bạn tắt bếp và đổ chúng ra sàn nhà sạch cho tự nguội.
Nếu làm lá lốt với số lượng nhiều, bạn có thể cho chúng vào trong một hộp nhựa có nắp đậy kín để bảo quản dùng dần. Mỗi ngày, bạn lấy một lượng vừa phải cho vào ấm cùng với một ít nước để đun sôi, lấy nước uống thay cho nước lọc.
Bạn nên uống liên tục trong 1 tuần, sau đó nghĩ từ 4-5 ngày rồi uống lại. Lúc đó, bệnh tình sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Thứ ba, ngâm tay và chân: Bạn đi chợ mua một bó lá lốt khoảng 30g. Về ngắt lá rồi rửa sạch với 3 lần nước. Đun một ấm nước, khi sôi thì cho lá lốt vào cùng một chút muối tinh. Khi nước sôi lại thì bạn hãy tắt bếp, đổ hỗn hợp ra một cái thau chờ nguội. Ngâm cả bàn tay và bàn chân trong hỗn hợp trên trong khoảng 30 phút. Thực hiện đều đặn mỗi tối trước khi đi ngủ, tình trạng mồ hôi tay chân ra nhiều sẽ được khắc phục sau một thời gian.
Ngoài việc có thể chữa bệnh mồ hôi tay chân ra nhiều, lá lốt còn được sử dụng như một bài thuốc chữa bệnh cho những người thường đau nhức xương khớp khi trời trở lạnh, đang đau bụng do nhiễm lạnh, bàn tay đang bị tổ đĩa, chữa mụn nhọt hoặc lỡ miệng…
Chè xanh
Chè xanh là thức uống yêu thích của người già. Tuy nhiên, nếu bạn đang khó chịu với chứng mồ hôi tay chân ra nhiều thì cũng có thể sử dụng chè xanh để khắc phục. Chất tamin đặc trưng có trong lá chè sẽ giúp da bạn trở nên săn chắc, se khít, tuyến tiết mồ hôi từ đó cũng được ức chế.

Chè xanh sau khi mua về, bạn ngắt ngọn và chọn những lá tươi rồi rửa sạch. Đun một ấm nước sôi, vò nát lá chè và thả vào ấm. Sau khi sôi lại, bạn tắt bếp, đổ vào thau nhỏ, đợi nguội rồi tiến hành ngâm tay, chân trong vòng 30 phút. Nếu không có lá lốt để sắc nước ngâm tay chân, bạn cũng có thể sử dụng chè xanh để thay thế. Hiệu quả đem lại là như nhau.
Lá dâu tằm
Trong dân gian, lá dâu tằm là một bài thuốc chữa được rất nhiều bệnh. Ở quê, người dân hay sử dụng dâu tằm để chữa bệnh cao huyết áp, mất ngủ, hen suyễn và cả mồ hôi tay chân ra nhiều nữa.
Để chữa mồ hôi tay chân ra nhiều, trong dân gian lưu truyền một bài thuốc đơn giản như sau: Lá dâu tằm sau khi rửa sạch, bạn cho vào ấm rồi đổ nước sôi vão hãm trong khoảng 20 phút. Uống đều đặn thay nước mỗi ngày, khoảng 1 tuần sau chứng mồ hôi tay chân ra nhiều sẽ được thuyên giảm.
Để tăng tính hiệu quả, ngoài việc hãm nước để uống, bạn cũng có thể sử dụng lá dâu tằm, kết hợp với các thực phẩm khác, tạo thành món ăn hằng ngày. Ví dụ như: Bạn đi chợ mua chân gà, về làm sạch, nêm nếp gia vị sao cho vừa ăn. Lá dâu tằm sau khi rửa sạch, bạn thái nhỏ và cũng cho vào ướp luôn. Để khoảng 20-30 phút thì bạn cho vào chảo, xào đảo đều cho đến khi chín thì đem xuống ăn cùng cơm.

Hoặc bạn cũng có thể xào dâu tằm với tim heo cùng hạt sen. Món ăn này không chi hỗ trợ cho việc điều trị chứng ra mồ hôi tay chân nhiều mà còn cung cấp rất nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể. Tim heo sau khi mua về, bạn rửa sạch, ướp gia vị và cho lên chảo tao chín. Lá dâu tằm thái nhỏ, hạt sen dùng cối giã nhuyễn sau đó cho vào chảo xào chín cùng với tim heo. Bạn nên ăn vào buổi chiều, ăn liên tục trong 5 ngày sau đó dừng 5 ngày và ăn tiếp.
Sử dụng ngải cứu
Ngoài lá trà xanh, dâu tằm, lá lốt hay muối, thì ngải cứu cũng là một bài thuốc chữa chứng ra mồ hôi tay chân nhiều được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
Cách sử dụng ngải cứu để chữa bệnh ra mồ hôi tay chân ra nhiều rất đơn giản. Đầu tiên, bạn chỉ cần đi chợ, chọn mua những bó ngải cứu càng già càng tốt. Sau đó về nhà rửa sạch và để ráo nước. Tiếp theo, bạn làm nóng một nồi đất nung trên bếp và cho ngải cứu vào. Chỉ cho ngải cứu thôi nhé, không cho nước hay bất cứ gì vào thêm. Bạn tiến hành hơ bàn tay vào hơi nóng bóc lên. Tinh dầu trong ngải cứu sẽ giúp làm ấm, hạn chế tính hư hàn – nguyên nhân làm cho tuyến mồ hôi tiết ra nhiều ở bàn tay và chân.

Dùng thuốc tây
Thuốc có tác dụng trong việc điều trị bệnh lý ra mồ hôi tay chân nhiều, đó là: thuốc kháng cholinergic, thuốc chẹn beta và các loại thuốc thuộc nhóm benzodiazepin.
Thuốc kháng cholinergic: Khi acetylcholine xuất hiện trong cơ thể, chúng sẽ điều khiển các tuyết tiết, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh mẽ. Khi bạn uống thuốc kháng cholinergic, hoạt chất này sẽ ức chế quá trình vận chuyển acetylcholine vào trong tế bào, do đó sẽ khắc phục hiệu quả chứng ra mồ hôi tay chân nhiều.
Thuốc chẹn beta: Adrenalin là một hormon gây kích thích hệ thống thần kinh giao cảm. Thuốc chẹn beta lại có công dụng ức chế việc sản sinh ra loại hormon này. Vì vậy, khi uống thuốc chẹn beta, bạn sẽ được khắc phục chứng ra mồ hôi nhiều.
Các thuốc thuộc nhóm benzodiazepin: Ngoài thuốc kháng cholinergic và thuốc chẹn beta thì các thuốc khác thuộc nhóm benzodiazepin cũng có khả năng tác động đến hệ thống thần kinh trung ương, giúp hạn chế tình trạng lo lắng, căng thẳng, an thần và giảm mồ hôi nhất thời.

Nếu sử dụng các loại thuốc trên để khắc phục chứng ra mồ hôi tay chân nhiều, bạn phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Bởi lẽ, những loại thuốc này nếu không sử dụng đúng cách và đúng liều lượng thì sẽ gây nên một số chứng bệnh như: bệnh tiểu đường tuýp 2, suy giảm nhận thức, gây nghiện…
Tiến hành phẫu thuật
Như nói ở trên, rối loạn thần kinh giao cảm là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên chứng ra mồ hôi tay chân nhiều. Do đó, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ hạch thần kinh giao cảm cũng được xem là phương pháp khắc phục chứng mồ hôi tay chân nhiều hiệu quả.
Nếu như cách đây mấy chục năm về trước, việc phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm có rất nhiều nhược điểm như: vết mỗ lớn thường đem đến những cơn đau khó chịu sau hậu phẫu, thời gian thực hiện kéo dài đến 2 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học ngày nay thì việc cắt hạch thần kinh giao cảm được tiến hành bằng phương pháp nội soi lại có rất nhiều ưu điểm nên được rất nhiều người áp dụng.
Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm bằng phương pháp nội soi như sau
-Xâm nhập tối thiểu, hạn chế đau đớn, không để lại sẹo
-Không gây biến chứng.
-Thời gian thực hiện được rút ngắn.
-Khách hàng có thể về nhà ngay sau khi thực hiện phẫu thuật vài ngày.
-Giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh viêm gan, AIDS.
Quy trình thực hiện nội soi cắt hành thần kinh giao cảm
Quy trình bao gồm 7 bước như sau:
Bước 1: Tư vấn, thăm khám
Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ gặp trực tiếp khách hàng để thăm khám sơ bộ và tiến hành một số xét nghiệm cần thiết. Những vấn đề thắc mắc của khách hàng cũng được giải đáp, bác sĩ sẽ trò chuyện để tạo tâm lý thoải mái cho bệnh nhân.

Bước 2: Đo vẽ vị trí phẫu thuật
Sau khi nhận kết quả xét nghiệm đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật an toàn, bệnh nhân được chuyển vào phòng mổ. Tại đây, trước tiên, bác sĩ sẽ dùng bút vẽ y tế để phác hoạ những đường phẫu thuật. Việc này nhằm đảm bảo cho quá trình thực hiện sau đó được diễn ra chính xác và an toàn.
Bước 3: Sát khuẩn, gây tê
Tiếp theo, vùng phẫu thuật sẽ được sát khuẩn để tránh hiện tượng viêm nhiễm cũng như gây tê để hạn chế đau đớn cho bệnh nhân.
Bước 4: Tiến hành phẫu thuật
Đầu tiên, bác sĩ sẽ rạch từ 2-3 vết nhỏ ở vùng dưới cánh tay. Sau đó, thông khí làm làm xẹp phổi nhằm tăng diện tích trong lồng ngực và giúp quá trình phẫu thuật được thuận tiện hơn.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ cho một thiết bị nội soi có gắn camera nhỏ chèn vào bên trong lồng ngực. Hình ảnh thiết bị thu được sẽ hiển thị trên màn hình máy tính để các bác sĩ quan sát.
Sau đó, một dụng cụ khác tiếp tục được bác sĩ đưa vào để cắt bỏ hạch thần kinh giao cảm. Thông thường hạch thần kinh bị phá hủy sẽ ở khoang liên sườn số 4, 3 hoặc 2.
Sau khi cắt hạch thần kinh giao cảm xong, phổi sẽ được thông khí trở lại. Bác sĩ đặt ống thông lồng ngực để loại bỏ dịch sau 1 ngày và sử dụng chỉ thẩm mỹ để khâu đóng kín lại vết thương.
Bước 5: Chăm sóc sau hậu phẫu
Sau khi phẫu thuật xong, khách hàng được chuyển qua phòng nghỉ ngơi. Tại đây, các y tá sẽ chăm sóc và các bác sĩ sẽ theo dõi tình hình sức khỏe của bệnh nhân sau phẫu thuật.
Một số lưu ý sau khi thực hiện phẫu thuật
Sau khi phẫu thuật xong, được về nhà, bạn cần chú ý một số vấn đề trong sinh hoạt, nhằm hạn chế những ảnh hưởng nhất định đến việc hồi phục vết thương. Cụ thể như sau:
-Làm sạch vết thương mỗi ngày, thay băng đều đặn, tránh bụi bẩn rơi vào.
-Mặc quần áo rộng rãi, tránh mặc đồ quá bó sẽ làm cho vết thương chưa lành bị xay xước.
-Không để vết thương động phải nước, không ngâm mình trong bồn tắm ở 2 tuần đầu.
-Không ăn rau muống vì có thể để lại sẹo lồi ở vết thương, tránh ăn hải sản vì có thể gây dị ứng, ngứa ngáy, không ăn thịt gà, xôi vì vết thương có thể bị mưng mủ.

– Đặt lịch tái khám khoảng 2 tuần sau phẫu thuật để kiểm tra vết mổ cũng như đánh giá hiệu quả của ca phẫu thuật.
Trên đây là những thông tin về bệnh lý chân tay ra mồ hôi nhiều cùng một số cách khắc phục. Hãy chọn cho mình một phương pháp phù hợp để có thể thoát khỏi những vấn đề rắc rối do bệnh lý này gây ra nhé! Chúc mọi người sớm khắc phục thành công.
Tham khảo thêm: Cách làm trắng da tay, da chân bị cháy nắng
Trả lời