Làm đẹp luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu đối với phái nữ, bởi vậy các vật dụng như mỹ phẩm trang điểm, dưỡng da luôn là “người bạn thân” không thể thiếu của các chị em. Trong các vật dụng trang điểm và làm đẹp da không thể không kể đến mặt nạ giấy. Vậy khi sử dụng những sản phẩm này, bạn cần lưu ý những điều gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:
Nội dung
Kiến thức chung về mặt nạ giấy
1. Mặt nạ giấy là gì?
Mặt nạ giấy còn có tên gọi khác trong tiếng Anh là sheet mask. Chúng được sản xuất từ đa dạng các chất liệu như vải không dệt, sợi bông hoặc giấy và có đặc điểm chung là khá mềm mịn, ôm sát khuôn mặt. Sở dĩ gọi là mặt nạ bởi chúng đều được cắt dập theo một khuôn mẫu có sẵn với các lỗ hổng ở mắt và mũi để người sử dụng cảm thấy thoải mái nhất.
Bên cạnh đó, mặt nạ giấy dưỡng da có một điểm rất đặc biệt. Đó là chúng đều được ngâm tẩm trong một số dung dịch đặc biệt. Những dung dịch này có thể dưới dạng chất lỏng màu trắng sữa hoặc dạng gel và bao gồm các thành phần cực kỳ có lợi đối với làn da.
2. Có mấy loại mặt nạ giấy?
Trên thực tế, những sản phẩm mặt nạ giấy được bày bán trên thị trường hiện nay chia làm hai loại chính: đó chính là mặt nạ giấy dạng khô và dạng ướt. Mặt nạ khô là những chiếc mặt nạ cũng đã được ngâm tẩm dung dịch tuy nhiên những dung dịch này sẽ được xử lý để trở nên khô hoàn toàn. Khi sử dụng, các thành phần được tẩm trong mặt nạ sẽ nhận được độ ẩm thoát ra từ khuôn mặt bạn và từ đó thấm sâu vào làn da.
Còn đối với mặt nạ ướt thì lại hơi khác một chút. Những sản phẩm mặt nạ dạng này được tẩm đẫm trong khoảng 15 đến 20ml dung dịch và khi mở gói sử dụng, chúng vẫn giữ nguyên lượng dung dịch và độ ẩm ban đầu.
Tuy nhiên nếu xét về tần suất sử dụng thì ta sẽ có mặt nạ giấy kiểu truyền thống, mỗi tuần dùng từ 2 đến 4 lần và mặc nạ giấy cải tiến ngày nào cũng có thể dùng được. Mỗi loại mặt nạ đều được cân đối lượng dưỡng chất, dung dịch hợp lý để đảm bảo phù hợp với mục đích sử dụng.
Mặt nạ giấy được sản xuất từ chất liệu gì?
1. Mặt nạ sợi không dệt
Mặt nạ giấy được chế tạo từ chất liệu sợi không dệt có thể nói là loại mặt nạ có giá thành phải chăng nhất. Mặc dù vậy, chất lượng của chúng lại không được như mong đợi. Cụ thể, chất liệu sợi không dệt thường không mấy bám dính trên da mặt, chính vì vậy lượng dung dịch được tẩm vào mặt nạ sẽ khó có thể thấm sâu vào làn da. Đồng thời, những dưỡng chất được ngâm tẩm trong mặt nạ sợi không dệt cũng sẽ dễ dàng bị bay hơi hơn các chất liệu khác.
2. Mặt nạ dạng pulp
Mặt nạ giấy dạng pulp là một loại mặt nạ được sản xuất từ một loại bột giấy đặc biệt nên chúng đạt được độ mềm mịn và ôm sát mặt hơn là dạng sợi. Mặc dù vậy, người dùng mặt nạ pulp vẫn thường hay phàn nàn về bề mặt không đồng đều của sản phẩm. Tức là có một số vị trí trên mặt nạ sẽ mỏng hơn những chỗ khác, khiến cho dưỡng chất không thể thấm đều trên toàn bộ da mặt.
Ngoài ra, những chiếc mặt nạ dạng pulp này vẫn tồn tại khuyết điểm của loại dạng sợi không dệt. Bởi trong quá trình sử dụng, lượng tinh chất và dung dịch của mặt nạ cũng rất dễ bay hơi và thoát đi mất.
3. Mặt nạ Hydro-gel
Hydro-gel là một chất liệu mặt nạ được tạo thành từ việc kết hợp những thành phần khác nhau, bao gồm các thành phần dưỡng chất và dung dịch thông thường như các loại mặt nạ khác. Kèm theo một thành phần đặc biệt tạo nên độ kết dính đó chính là gelatin. Kết quả của quá trình này là một sản phẩm mặt nạ có dạng một lớp màng mỏng trong suốt và mát lạnh.
Mặt nạ Hydro-gel thuộc dòng sản phẩm tầm trung và cao cấp và đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Loại mặt nạ này thường được sản xuất theo kiểu chia tách làm hai nửa hoàn toàn riêng biệt, bao gồm nửa khuôn mặt trên và nửa khuôn mặt dưới. Sở dĩ phải làm như vậy vì loại mặt nạ này rất dễ bị rách và trong quá trình sử dụng, bạn cần hết sức lưu ý.
4. Mặt nạ Bio-Cellulose
Với xu hướng các sản phẩm mỹ phẩm ngày càng hướng tới những thành phần và nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên thì mặt nạ giấy cũng không ngoại lệ. Mặt nạ Bio-Cellulose có cấu tạo từ những sợi xơ sinh học hoàn toàn tự nhiên còn gọi là sợi bio cellulose. Loại mặt nạ này có vô vàn những ưu điểm nổi trội và đó chính là lý do vì sao mà nó có giá thành khá đắt đỏ.
Trước tiên phải kể đến khả năng bám dính vô cùng tuyệt vời của chất liệu sợi bio cellulose và cũng chính nhờ tính chất này mà lượng tinh chất được tẩm ướt trong mặt nạ được thấm sâu qua da mặt. Loại mặt nạ này cũng tồn tại dưới dạng gel trong suốt và mát lạnh tuy nhiên khác với Hydro-gel, chất liệu sợi bio cellulose lại vô cùng bền bỉ và không dễ dàng bị rách trong quá trình dùng.
Bên cạnh đó, nhờ vào kết cấu đặc biệt của xơ sinh học mà lượng dưỡng chất sẽ được lưu giữ rất lâu trên mặt nạ. Ngay cả khi mặt nạ đã được lấy ra khỏi bao bì và sử dụng trong môi trường bên ngoài.
5. Mặt nạ giấy bạc
Tuy nhiên, tất cả những chất liệu sản xuất mặt nạ kể trên đều khiến cho lượng dưỡng chất bị bay hơi ít nhiều khi người dùng đắp lên mặt. Chính vì lý do này mà các nhà sản xuất đã chế tạo ra một loại mặt nạ khác đặc biệt hơn giúp tối đa hóa lượng dung dịch được chuyển vào làn da, đó chính là mặt nạ giấy bạc.
Thành phần giấy bạc sẽ được bồi đắp toàn bộ bề mặt bên ngoài của mặt nạ. Chính vì vậy, toàn bộ độ ẩm cũng như lượng dưỡng chất sẽ được lưu giữ bên trong lớp mặt nạ trong suốt quá trình dài đắp mặt cho tới khi bạn tháo mặt nạ ra.
6. Mặt nạ giấy len
Một chất liệu nữa cũng khá phổ biến dùng để làm mặt nạ giấy đó là cotton dệt. Và đây cũng chính là chất liệu làm nên những sản phẩm mặt nạ giấy len. Nhìn bề ngoài thì chúng khá giống với bề mặt của những sản phẩm làm từ lan đen. Loại mặt nạ này gây chú ý bởi trọng lượng và kích thước nặng và to hơn các kiểu mặt nạ giấy thông thường, cho phép bạn có thể chăm sóc cho cả vùng da cổ phía bên dưới nữa.
Loại mặt nạ giấy len này cũng được sử dụng khá phổ biến bởi chúng có khả năng giữ ẩm vô cùng ấn tượng, từ đó cấp ẩm nhanh chóng và sâu hơn cho làn da mặt.
Công dụng thần kỳ của mặt nạ giấy
1. Tăng cường độ ẩm cho làn da
Đây là một công dụng rất dễ nhận thấy bởi bản thân mặt nạ đã được ngâm tẩm trong một lượng dung dịch nhất định. Và khi được bao phủ lên toàn bộ bề mặt, quá trình bốc hơi, trao đổi sẽ diễn ra, khiến cho lượng dung dịch ẩm trong mặt nạ dần dần thấm đều qua làn da bạn và đem lại sự mềm mịn, căng bóng và tươi trẻ cho gương mặt.
Trên thực tế nghiên cứu cho thấy, sử dụng mặt nạ giấy sẽ giúp cấp ẩm nhiều và nhanh hơn so với những sản phẩm kem dưỡng ẩm thông thường.
2. Dưỡng da hiệu quả
Bên cạnh tác dụng dưỡng ẩm thì mặt nạ giấy còn là trợ thủ đắc lực trong việc nuôi dưỡng làn da. Bởi mặt nạ được bổ sung dưỡng chất hay vitamin, khoáng chất, collagen, lotion, serum… nên làn da sẽ luôn trở nên căng tràn sức sống và mịn màng hơn trông thấy.
3. Làm sạch và se khít lỗ chân lông
Trong quá trình đắp mặt nạ, những bụi bẩn và bã nhờn – tác nhân trực tiếp của việc hình thành mụn, sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Chúng sẽ bám dính lên bề mặt của mặt nạ và từ đó lỗ chân lông sẽ được làm sạch một cách nhanh chóng. Không những vậy, những dưỡng chất có trong mặt nạ còn làm lỗ chân lông trở nên se khít hơn, ngăn không cho các tác nhân gây mụn xâm nhập vào làn da.
4. Đẩy lùi thâm sạm, nám da do tuổi tác, nếp nhăn
Nhiều người nghĩ rằng, việc làn da trở nên thâm sạm, nám da và có những nếp nhăn, vết chân chim là do tuổi tác và hoàn toàn không thể khắc phục hay đầy lùi được. Tuy nhiên, quan niệm này khá sai lầm bởi nếu thường xuyên sử dụng các sản phẩm mặt nạ giấy, làn da sẽ được trẻ hóa hơn rất nhiều và các hiện tượng trên cũng sẽ được giảm thiểu tối đa.
Các bước sử dụng mặt nạ đem lại hiệu quả cao
Bước 1: Sử dụng nước rửa mặt hoặc dung dịch tẩy trang để làm sạch toàn bộ khuôn mặt.
Bước 2: Cắt bao bì đựng mặt nạ và nhẹ nhàng lấy mặt nạ ra. Từ từ trải đều trên toàn bộ khuôn mặt và điều chỉnh đúng vị trí.
Bước 3: Dùng tay vỗ đều nhẹ lên khắp mặt để tác động cho dung dịch thấm nhanh và sâu hơn.
Bước 4: Để nguyên như vậy khoảng 15 đến 20 phút là bạn có thể gỡ bỏ mặt nạ. Lưu ý không rửa lại mặt bằng nước lạnh vì như vậy sẽ làm trôi hết dưỡng chất.
Sử dụng mặt nạ là một công đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình làm đẹp, trong đó không thể không kể đến mặt nạ giấy. Hy vọng rằng qua bài viết trên đây bạn đã hiểu thêm nhiều điều về sản phẩm này và cân nhắc sử dụng nó thường xuyên hơn.
Trả lời